Màn Hình Laptop Bị Đen [Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục]
![Màn Hình Laptop Bị Đen [Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục] 16 Cách sửa Màn Hình Laptop Bị Đen](https://laptophainam.com/wp-content/uploads/2022/02/man-hinh-laptop-bi-den.jpg)
Màn hình laptop bị đen 1 góc, toàn bộ hay đen mờ là một trong những dấu hiệu màn hình laptop bị lỗi hoặc hư hỏng và cần đến các điểm sửa laptop ngay nếu bạn không biết cách khắc phục. Tuy nhiên, qua bài viết này, Hải Nam xin chia sẽ cách khắc phục màn hình laptop bị đen và cảnh báo những nguyên nhân laptop bị đen màn hình cho bạn tham khảo nhé!
1. Tại Sao Màn Hình Laptop Bị Đen?
Dưới đây là các nguyên nhân khiến màn hình laptop bị đen:
- Update Windows bị lỗi, một số trường hợp máy tính tự động Update Win 10 và khi bạn mở laptop lại sẽ bị lỗi này.
- Laptop không tự động nạp Windows Explorer được do bị nhiễm Virus quá nhiều.
- Do ảnh hưởng từ khi kết nối card màn hình rời.
- Tính năng khởi động nhanh (Fast Startup) xảy ra trên hệ điều hành Windows.
- Ổ cứng có vấn đề.
- Cáp màn hình bị lỏng.
- Màn hình bị chập mạch cháy khi sửa chữa máy nhân viên ráp không kỹ.
2. Cách khắc phục màn hình laptop bị đen
Trong trường hợp màn hình laptop bị đen mờ hoặc đen 1 góc bạn có thể thử sửa màn hình laptop bị đen theo các hướng dẫn dưới đây nhé!
Tắt tính năng tự động Update Windows
- Bước 1: Click chuột phải vào “This Computer”, tiếp tục chọn “Manage”.
- Bước 2: Chọn “Services and Applications” rồi click vào “Services”.
- Bước 3: Tìm kiếm và nhấn đúp chuột vào “Window Update”.
- Bước 4: Vào mục “Startup type”, Click vào “Disabled” rồi nhấn “OK” để kết thúc cài đặt.
Sử dụng lệnh Command Prompt
- Bước 1: Vào phần “Tìm kiếm” và nhập “cmd.exe”, sau đó tiếp tục chọn “Run as administrator”.
- Bước 2: Cửa sổ “Command Prompt” hiện lên, chỉ cần nhập lệnh “SLMGR/REARM”.
Nạp lại Windows Explorer
- Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím “Ctrl + Alt + Del” và tiếp tục chọn “Task Manager”.
- Bước 2: Màn hình hiện cửa sổ “Task Manager”, nhấn vào “File” rồi chọn “Run new task”.
- Bước 3: Nhập lệnh “explorer.exe” rồi mhấn “OK”. Lập tức máy tính sẽ khởi động vào màn hình Desktop.
Vô hiệu hóa tạm thời Card màn hình rời
- Bước 1: Truy cập chế độ Safe Mode.
- Bước 2: Nhấn tổ hợp “Windows + R” để mở cửa sổ “Device Manager” rồi nhập lệnh “devmgmt.msc” và chọn “OK”.
- Bước 3: Tìm mục “Display adapters”.
- Bước 4: Thử nhấn chuột phải vào dòng chứa Card rời, chọn “Disable” để vô hiệu hóa tạm thời và khởi động lại máy tính.
- Bước 5: Nếu như vẫn không cải thiện hãy thử vô hiệu hóa luôn Card Onboard và khởi động lại để kiểm tra.
- Bước 6: Sau khi đã Disable cả Card rời và Card Onboard và khởi động lại mà vẫn không cải thiện thì nguyên nhân không phải là do Card màn hình rồi. Hãy thực hiện Enable lại 2 cái Card nhé.
Vô hiệu hoá AppReadness trong Services
- Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím “Ctrl + Alt + Del” rồi tiếp tục chọn “Task Manager”.
- Bước 2: Chuyển qua tab “Services” trên cửa sổ Task Manager, rồi chọn “AppReadiness”.
- Bước 3: Nhấp chuột phải vào “AppReadiness” và chọn “Stop” như hình.
Tuy nhiên, trường hợp “AppReadness” đã “Stop” thì tiếp tục nhấn chuột phải vào “Open Services”.
- Bước 4: Tìm đến “AppReadness” và nháy đúp chuột vào “AppReadness”.
- Bước 5: Chọn mục “General” rồi chọn “Disabled” ở mục “Startup type”, sau đó Nhấn “OK” để xác nhận. Đến đây bạn khởi động lại laptop thử để kiểm tra kết quả nhé!
Nếu thực hiện các cách sửa màn hình laptop bị đen trên mà vẫn không khắc phục được có thể màn hình laptop của bạn đã xảy ra lỗi bên trong, hãy đến những địa chỉ sửa chữa laptop Uy Tín để kiểm tra. Nếu trường hợp màn hình máy tính bị đen hoàn toàn hoặc bị vỡ sau khi bị tác động mạnh thì có thể tham khảo bảng giá thay màn hình laptop tại Hải Nam nhé!